ĐÀO TẠO THỰC HÀNH KẾ TOÁN

 ĐỐI TƯỢNG ĐÀO TẠO

Chương trình đào tạo thực hành của FAT trên phần mềm và chứng từ thực tế của doanh nghiệp theo chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện hành dành cho các đối tượng sau:

  1. Các kế toán viên phụ trách các phần hành chi tiết (kế toán thanh toán, kế toán vật tư….), kế toán tổng hợp, kế toán trưởng, chưa nắm vững hoặc thiếu các kỹ năng về thực hành kế toán và khai báo thuế.
  2. Các bạn sinh viên ngành kinh tế các năm cuối ở các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp; Các sinh viên khối ngành kinh tế (đã học môn kế toán doanh nghiệp) cần bổ sung kỹ năng thực tế làm kế toán doanh nghiệp nhằm tăng cơ hội được tuyển dụng làm việc ngay sau khi tốt nghiệp.
  3. Các nhân viên đang đi làm các ngành khác như hành chính, nhân sự, marketing, bán hàng… đã học xong các khóa kế toán doanh nghiệp, cần nâng cao kỹ năng làm kế toán thực tế, nâng cao kiến thức chuyên ngành kế toán doanh nghiệp để chuyển đổi nghề nghiệp sang làm kế toán.
  4. Thành viên Ban Giám Đốc, chủ các doanh nghiệp đã học kế toán doanh nghiệp, nay cần nâng cao kiến thức, hiểu sâu chuyên môn kế toán doanh nghiệp để quản lý, hoạch định hoạt động của doanh nghiệp mình.

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Nhằm nâng cao trình độ kế toán, kiểm toán và các kiến thức sâu hơn về luật doanh nghiệp, luật quản lý thuế, cập nhật các văn bản pháp luật và giải đáp các vướng mắc về các chính sách thuế, tài chính, luật doanh nghiệp,…

Chương trình đào tạo sẽ được thực hiện theo từng chuyên đề cụ thể: mỗi chuyên đề đều có hồ sơ, chứng từ kế toán thật sự phát sinh và liên quan đến nhiều loại hình kinh doanh (Thương mại, Sản xuất, Nhà hàng, Khách sạn, du lịch, Xây dựng,…), đặc biệt từng chuyên đề sẽ có những điểm nhấn mạnh vào việc việc xác định vùng rủi ro trong công tác kế toán. Ngoài ra, trong mỗi chuyên đề đều được giới thiệu qua các chính sách thuế mới, chế độ kế toán mới và các tình huống xử lý khi hạch toán kế toán, điều chỉnh kế toán, khai báo thuế hay giải trình khi kiểm tra, thanh tra thuế sau này.

NỘI DUNG ĐÀO TẠO

  1. Kế toán hàng tồn kho, kế toán công nợ phải trả và thuế GTGT đầu vào;
  2. Kế toán TSCĐ, xây dựng cơ bản và quyết toán vốn của dự án sau khi đầu tư hoàn thành;
  3. Kế toán công nợ phải thu, doanh thu và thuế GTGT đầu ra;
  4. Kế toán công cụ dụng cụ, phân bổ chi phí và các khoản trích trước khác;
  5. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm;
  6. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương;
  7. Kế toán thực hành trên phần mềm kế toán MISA, Excel,…;
  8. Kế toán tổng hợp và lập Báo cáo tài chính theo Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán Doanh nghiệp Việt Nam;
  9. Lập tờ khai thuế, lập tờ khai điều chỉnh, bổ sung các sai sót và nhầm lẫn khi khai báo hoặc quyết toán thuế;
  10. Quyết toán thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp,…

ĐẢM BẢO SAU ĐÀO TẠO

Về kiến thức

  1. Vận dụng và nắm chắc được kiến thức chuyên môn về kế toán, luật doanh nghiệp trong công tác kế toán;
  2. Vận dụng và nắm chắc được các chính sách về thuế, biết lập tờ khai thuế, quyết toán thuế trong công việc kế toán được giao;
  3. Có thể tổng hợp được hoặc trực tiếp giúp Kế toán trưởng trong chuyên môn kế toán ở vị trí tổng hợp do nắm chắc chuyên môn và đánh giá được bản chất các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong công tác kế toán;
  4. Hiểu biết phương pháp ghi chép, phân loại chứng từ, in chứng từ, luân chuyển và lưu giữ chứng từ kế toán;
  5. Nắm vững phương pháp hạch toán kế toán trên phần mềm kế toán MISA và phần mềm khai báo thuế HTKK,….;
  6. Có tính độc lập, sáng tạo, trung thực và chính xác khi xử lý các vấn đề phát sinh trong chuyên môn;
  7. Biết cách xây dựng và mô tả công việc kế toán phải làm đối với từng phần hành kế toán khi được giao và phân công đảm nhiệm;
  8. Hiểu rõ và kiểm soát được nghiệp vụ kinh tế phát sinh sẽ ảnh hưởng đến từng chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính;
  9. Có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, có kỹ năng và bản lĩnh nghề nghiệp cùng các kiến thức chuyên sâu về pháp luật, kinh tế, kỹ thuật, thị trường,…

Về kỹ năng

  1. Biết cách lập được chứng từ kế toán, kiểm tra phân lọai chứng từ, in ấn và lưu giữ chứng từ kế toán;
  2. Sử dụng thành thạo phần mềm kế toán MISA, FAST,…;
  3. Biết cách viết hóa đơn GTGT đầu ra, biết cách nhận biết và phân biệt hóa đơn GTGT đầu vào có phù hợp hay không phù hợp (được khấu trừ hay không được khấu trừ thuế);
  4. Biết cách khai báo thuế GTGT và khai báo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng/quý;
  5. Biết cách lập Quyết toán thuế TNCN, thuế TNDN,…;
  6. Biết cách lập Báo cáo tài chính bao gồm Bảng cân đối kế tóan, Xác định kết quả kinh doanh, Lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh Báo cáo tài chính;
  7. Phân tích được cơ bản tình hình kinh tế tài chính trong doanh nghiệp.
  8. Có đủ kiến thức và các khả năng hoạt động trong lĩnh vực kinh tế nói chung và tài chính kế toán nói riêng với nhiệm vụ của nhân viên kế toán doanh nghiệp sản xuất, thương mại, dịch vụ, xây dựng,…

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

error: Content is protected!