CÁC DỊCH VỤ TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG CƠ BẢN DO FAT CUNG CẤP
1. Dịch vụ kiểm toán
- Kiểm toán Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành của các công trình, dự án.
- Kiểm toán giá trị quyết toán chi phí đầu tư công trình, dự án.
- Kiểm toán Báo cáo tài chính hàng năm của các Ban quản lý dự án
- Kiểm toán xác định giá trị quyết toán các dự án có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
2. Dịch vụ tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
- Lập, thẩm tra tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình, dự án;
- Đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình, dự án;
- Xác định định mức, đơn giá xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng;
- Đo bóc khối lượng công trình, dự án;
- Lập, thẩm tra dự toán công trình, dự án;
- Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng;
- Xác định giá gói thầu, giá hợp đồng trong hoạt động xây dựng;
- Kiểm soát chi phí xây dựng công trình, dự án;
- Lập hồ sơ thanh toán, quyết toán hợp đồng;
- Thanh toán, quyết toán vốn đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình, dự án;
- Các công việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình khác.
DỊCH VỤ KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN DỰ ÁN HOÀN THÀNH
1. Mục tiêu của việc kiểm toán Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành
Mục tiêu của việc kiểm toán Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành là giúp cho Kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến về Báo cáo quyết toán dự án có được lập trên cơ sở chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và quy định về quyết toán dự án hiện hành, có tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan về quản lý đầu tư xây dựng và có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình và kết quả đầu tư hay không?
Ý kiến của Kiểm toán viên và công ty kiểm toán làm tăng thêm sự tin cậy của Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành và là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền thẩm tra, phê duyệt quyết toán xem xét phê duyệt Báo cáo quyết toán dự án.
2. Nguyên tắc cơ bản của kiểm toán Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành
a. Kiểm toán viên sẽ luôn coi trọng và chấp hành đúng pháp luật của nhà nước trong quá trình thực hiện kiểm toán Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành.
b. Kiểm toán viên sẽ tuân thủ các quy định của Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kiểm toán, bao gồm các điểm chủ yếu sau:
- Độc lập;
- Chính trực;
- Khách quan;
- Năng lực chuyên môn và tính thận trọng;
- Tính bí mật;
- Tư cách nghề nghiệp;
- Tuân thủ chuẩn mực chuyên môn.
c. Trong quá trình thực hiện kiểm toán Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, Kiểm toán viên sẽ vận dụng các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam như: Chuẩn mực về hợp đồng kiểm toán; Hồ sơ kiểm toán; Lập kế hoạch kiểm toán; Hiểu biết về tình hình kinh doanh; Bằng chứng kiểm toán; Lấy mẫu kiểm toán; Sử dụng tư liệu của chuyên gia; Báo cáo kiểm toán và các chuẩn mực kiểm toán khác.
3. Căn cứ kiểm toán
Việc kiểm toán Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành sẽ được thực hiện căn cứ theo các Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam và các quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản:
- Nghị định của Chính phủ về kiểm toán độc lập;
- Các Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam;
- Các văn bản của Chính phủ, các Bộ và các Ban ngành có chức năng quy định về quản lý đầu tư và xây dựng tại Việt Nam có liên quan đến dự án;
- Thông tư của Bộ Tài chính Quy định về quyết toán dự án hoàn thành đối với các sự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
Ngoài ra, việc kiểm toán cũng sẽ được xem xét áp dụng các quy định hiện hành của Nhà nước có liên quan đến hoạt động của dự án một cách phù hợp.
4. Tài liệu kiểm toán:
- Các văn bản pháp lý của dự án; Các bản vẽ thiết kế và dự toán được phê duyệt;
- Các hồ sơ mời thầu, hồ sơ trúng thầu; Các hợp đồng giao nhận thầu;
- Nhật ký công trình;
- Các biên bản nghiệm thu trong quá trình thực hiện và biên bản nghiệm thu công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng;
- Bản vẽ hoàn công và quyết toán các hạng mục công trình;
- Sổ sách và chứng từ kế toán liên quan đến dự án;
- Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành;
- Các tài liệu khác có liên quan đến dự án.
5. Phạm vi kiểm toán
Phạm vi kiểm toán được xác định trên cơ sở các yêu cầu của dự án về nội dung dịch vụ kiểm toán. Những yêu cầu này tập trung chủ yếu vào việc kiểm toán Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành trên cơ sở quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng và đặc biệt là các quy định về quản lý tài chính và kế toán trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng cơ bản.
Trên cơ sở hồ sơ tài liệu được cung cấp, Kiểm toán viên sẽ tiến hành kiểm toán Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành theo đúng hướng dẫn tại Thông tư của Bộ Tài chính Quy định về quyết toán dự án hoàn thành đối với các sự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, bao gồm các nội dung sau:
- Kiểm tra hồ sơ pháp lý của quá trình đầu tư dự án;
- Kiểm tra nguồn vốn đầu tư thực hiện của dự án;
- Kiểm tra chi phí đầu tư của dự án;
- Kiểm tra chi phí đầu tư không tính vào giá trị tài sản bàn giao;
- Kiểm tra xác định giá trị tài sản bàn giao cho đơn vị sử dụng;
- Kiểm tra xác định tình hình công nợ và vật tư, thiết bị tồn đọng sau khi quyết toán;
- Kiểm tra việc chủ đầu tư thực hiện kết luận của các cơ quan thanh tra, kiểm tra;
- Xem xét, trình cấp có thẩm quyền giải quyết kiến nghị của chủ đầu tư.
Để thực hiện các nội dung trên, Kiểm toán viên sẽ tiến hành kiểm tra chứng từ, sổ sách kế toán liên quan đến dự án; Kiểm tra khối lượng quyết toán đầu tư và xây dựng cơ bản (XDCB) hoàn thành, rà soát, đối chiếu với thiết kế, dự toán được duyệt, dự toán phát sinh, biên bản nghiệm thu, bản vẽ hoàn công; Kiểm tra việc áp dụng định mức XDCB của nhà nước, đơn giá XDCB địa phương, đơn giá XDCB chuyên ngành, đơn giá dự toán được duyệt, đơn giá trúng thầu…và các bước thử nghiệm khác mà Kiểm toán viên nhận thấy cần thiết trong từng trường hợp.