TƯ VẤN TÀI CHÍNH

1. Tư vấn lập kế hoạch ngân sách

Lập kế hoạch ngân sách (“KHNS”) là quá trình tính toán và ước lượng tình trạng tài chính, kết quả kinh danh trong tương lai của một doanh nghiệp hoặc một hoạt động kinh doanh (một dự án mới, một phương án đầu tư,…). Lập KHNS và điều chỉnh KHNS của công ty hàng năm là một công việc quan trọng đối với hầu hết những nhà quản trị doanh nghiệp.

Mục đích của việc lập kế hoạch ngân sách

Các mục đích chính của việc lập KHNS trong doanh nghiệp bao gồm:

– Dự báo: Ước lượng về kế hoạch thực hiện của kỳ tới dựa trên nguồn lực hiện có.

– Phân bổ nguồn lực: Mỗi doanh nghiệp đều có một mức độ các nguồn lực về con người, vốn, tài sản…Do đó, việc lập kế hoạch cũng là một cách để doanh nghiệp phân bổ một cách hợp lý nguồn lực của doanh nghiệp.

– Là thước đo: Việc lập kế hoạch chính là thước đo cho việc thực hiện trong thời gian tới, là “điểm” để nhà quản trị doanh nghiệp so sánh kết quả thực hiện được so với sự kỳ vọng của doanh nghiệp.

– Là mục tiêu thực hiện: Việc lập kế hoạch là sự cân đong đo đếm của các phòng ban cho kế hoạch thực hiện kỳ tới, sự kỳ vọng của các cổ đông và đó chính là mục tiêu chung mà doanh nghiệp hướng đến.

Các bước cơ bản lập kế hoạch ngân sách

Bước 1: Xác định doanh thu kế hoạch

Đối với bước đầu tiên này, nếu sử dụng phương pháp lập ngân sách luỹ tiến, các nhà quản lý sẽ dùng số liệu doanh thu thực tế của năm trước làm cơ sở để phát triển các dự báo cho năm tới. Ngược lại, nếu theo phương pháp lập ngân sách trên cơ sở cân bằng thu chi, các nhà quản lý sẽ dự báo doanh thu cho từng hoạt động căn cứ theo tình hình thực tế tại thời điểm lập KHNS.

Bước 2: Xác định giá vốn dự kiến

Sau khi đã lập ngân sách doanh thu, các nhà quản lý sẽ triển khai ngân sách về giá vốn. Căn cứ vào doanh thu dự kiến và định mức chi phí đầu vào để làm cơ sở xác định các khoản chi phí nguyên vật liệu, nhân công và chi phí sản xuất chung cấu thành nên giá vốn.

Bước 3: Xác định chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp và các chi phí dự kiến khác

Căn cứ vào quy mô doanh thu và giá vốn đã lập, nhà quản lý tiếp tục lập kế hoạch đối với các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và các khoản chi phí khác dự kiến phát sinh trong kỳ tới.

Bước 4: Xác định doanh thu/chi phí tài chính

Ở bước này, nhà quản lý sẽ tính toán doanh thu hoạt động tài chính và chi phí tài chính trong kỳ tới căn cứ vào kế hoạch doanh thu và chi phí đã được lập ở các bước trên.

Bước 5: Xác định lợi nhuận dự kiến

Căn cứ vào các thông tin về doanh thu và chi phí đã tổng hợp ở các bước trên, nhà quản lý sẽ tính toán được mức thu nhập dự kiến đạt được trong kỳ tới.

Bước 6: Đưa ra các giả thuyết thay thế

Trong giai đoạn bảo vệ số liệu KHNS đã lập, sẽ có nhiều giả thuyết được đưa ra để phản bác lại các giả thuyết được lập trong KHNS như các giả thuyết về các sự kiện bất thường, các thay đổi trong tương lai liên quan đến thị trường, nhà cung cấp, đến nhân viên, đến kế hoạch dòng tiền hoặc các nhân tố có thể tác động đến kết quả của các giả thuyết hiện tại…

Các lưu ý trong quá trình lập KHNS

Trong quá trình lập KHNS, doanh nghiệp cần lưu ý đến các điểm quan trọng sau:

– Lãnh đạo các bộ phận trong doanh nghiệp thiếu sự phối hợp, trao đổi với nhau trong quá trình lập KHNS có thể tạo ra một bản KHNS không sát với thực tế.

– Xu hướng điều chỉnh đến mức an toàn: Nếu ngân sách lập theo phương pháp từ dưới lên hoặc thương lượng thì thường người lập sẽ cố tình tăng chi phí hoặc giảm doanh thu để giảm nhẹ áp lực và nhanh chóng đạt được kế hoạch.

– Hoài nghi về ngân sách: Luôn có sự hoài nghi về tính thực tế của số liệu ngân sách được lập, đặc biệt là đối với trường hợp lập ngân sách theo chỉ tiêu được giao.

2. Tư vấn lập phương án dòng tiền và phương án tài chính tối ưu

Đảm bảo cơ cấu vốn và thỏa thuận cấp vốn phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp là nội dung cần thiết để hoạch định chiến lược của doanh nghiệp, đồng thời cũng thúc đẩy giá trị cho các đối tác của doanh nghiệp.

Để đảm bảo phát triển bền vững, cần có một phương án tiếp cận mang tính chiến lược nhằm xác định mục tiêu tài chính và tìm hiểu các phương án tài chính của khách hàng, cả vay nợ lẫn góp vốn cổ phần. FAT hỗ trợ khách hàng một cách tích cực và xuyên suốt quy trình lập phương án tài chính, từ bước đánh giá và xây dựng chiến lược ban đầu cho tới giai đoạn triển khai. FAT sẽ hỗ trợ khách hàng trong việc:

  • Xác định kế hoạch phát triển kinh doanh và các yêu cầu về huy động vốn.
  • Đánh giá cơ cấu vốn và lựa chọn cấp vốn tối ưu cho công việc kinh doanh.
  • Xác định những nguồn vốn tiềm năng.
  • Tiếp cận thị trường và đưa ra các phương thức đàm phán giúp khách hàng đạt được điều khoản cạnh tranh trên thị trường.
  • Xây dựng những chiến lược truyền thông gần gũi, sâu sắc với cổ đông và với các nhà cung cấp vốn.

Các bước tiếp cận của FAT trong quá trình tư vấn lập kế hoạch tài chính bao gồm:

  • Chiến lược và Cơ cấu nguồn vốn: Cơ cấu vốn nào là tối ưu cho doanh nghiệp để đảm bảo mang lại hiệu quả tối đa cho doanh nghiệp và các bên liên quan.

FAT sẽ đánh giá kế hoạch kinh doanh của khách hàng, mục tiêu tài chính và những yêu cầu về vốn để hỗ trợ khách hàng xây dựng một kế hoạch chiến lược dựa trên cơ cấu vốn của mình.

  • Nhận định phương án: Khách hàng có những phương án huy động vốn nào?

FAT sẽ đánh giá các mục tiêu huy động vốn chính, khả năng thanh toán và các lựa chọn cấp vốn hiện có để quyết định chiến lược kinh doanh thích hợp. Xác định các bước chuẩn bị có liên quan và các đối tác cấp vốn tiềm năng để tiếp cận và triển khai được chiến lược cấp vốn.

  • Triển khai thương vụ: Làm thế nào để khách hàng đạt được những điều khoản có lợi?

FAT giúp khách hàng đánh giá và xác định những yếu tố rủi ro trực tiếp với các cổ đông và các bên liên quan, tối ưu hóa sức ép cạnh tranh để đạt được điều khoản tốt nhất. Kết hợp hiệu quả giữa thiết lập cơ cấu thương vụ, thẩm định và quản lý các bên liên quan cùng với phát triển các kế hoạch dự phòng cho các tình huống bất ngờ.

  • Hoàn tất: Làm thế nào để khách hàng hoàn tất được thỏa thuận tài chính?

FAT hỗ trợ khách hàng đảm bảo việc triển khai các thương vụ, điều phối dòng vốn và nhận được sự chấp thuận từ các bên liên quan. Giúp khách hàng xây dựng một kế hoạch chiến lược khi thương thảo với các bên liên quan.

  • Luôn giữ liên lạc các bên liên quan: Làm thế nào khách hàng có thể quản lý việc liên lạc với các bên liên quan để duy trì việc cấp vốn?

FAT sẽ hỗ trợ khách hàng quản lý việc liên lạc với các đối tác cấp vốn. Giúp khách hàng xây dựng hoạt động kinh doanh và chiến lược kinh doanh sát với mong muốn của các nhà đầu tư, và cung cấp những dịch vụ cần thiết để doanh nghiệp có thể thương thảo với các bên liên quan một cách hiệu quả.

Đội ngũ tư vấn của FAT sẽ hỗ trợ khách hàng trong toàn bộ các giai đoạn huy động vốn. Khách hàng sẽ nhận được những tư vấn thực tế, trung thực và giá trị để có thể đưa ra các quyết định chiến lược và đạt được mục tiêu mong muốn. Thông qua việc công khai các thông tin kịp thời và chính xác, FAT cũng góp phần giúp khách hàng xây dựng và củng cố sự niềm tin của các bên liên quan.

3. Tư vấn tái cấu trúc doanh nghiệp

Tái cấu trúc doanh nghiệp là quá trình khảo sát, đánh giá lại cấu trúc hiện tại và đề xuất giải pháp cho mô hình cấu trúc mới nhằm tạo ra “trạng thái” tốt hơn cho doanh nghiệp nhằm thực hiện những mục tiêu đề ra trong những điều kiện, hoàn cảnh luôn thay đổi. Mục tiêu chung của tái cấu trúc là đạt được một “thể trạng tốt hơn” cho doanh nghiệp để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả dựa trên những nền tảng vê sứ mệnh, tầm nhìn, định hướng chiến lược sẵn có của doanh nghiệp.

Sự cần thiết của tái cấu trúc doanh nghiệp

Nhu cầu tái cấu trúc doanh nghiệp thường xuất phát từ:

  • Sự phát triển nhanh chóng quy mô nguồn lực của công ty;
  • Sự mở rộng phạm vi hoạt động;
  • Sự mở rộng lĩnh vực hoạt động kinh doanh;
  • Xây dựng và phát triển uy tín, thương hiệu và văn hóa doanh nghiệp trong kinh doanh…

Từ sự thay đổi, phát triển của một doanh nghiệp, hay sự xuất hiện của các nhân tố mới trong môi trường kinh doanh đều có thể dẫn đến một sự không tương thích của cơ chế quản lý của doanh nghiệp so với các thay đổi đó. Ngoài ra, với thị trường kinh tế mở và cạnh tranh như hiện nay, doanh nghiệp phải luôn vận động và thay đổi về mọi mặt mới có thể tồn tại và phát triển bền vững.

Có thể thấy rằng, tái cấu trúc doanh nghiệp là một nhu cầu khách quan tất yếu đối với hầu hết các doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai.

Tái cấu trúc doanh nghiệp bao gồm các hoạt động chính sau:

  • Điều chỉnh cơ cấu các hoạt động: Điều chỉnh cơ cấu các mục tiêu chiến lược, ngành nghề kinh doanh, chủng loại sản phẩm hàng hóa, địa bàn hoạt động…
  • Điều chỉnh cơ cấu tổ chức bộ máy: Điều chỉnh lại chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận, các cấp quản lý, các chức danh…
  • Điều chỉnh cơ cấu thể chế: Điều chỉnh các cơ chế, chính sách thông qua sự rà soát, thay đồi hợp lý hóa từ các quy trình công việc đến các quy chế, quy định…
  • Điều chỉnh cơ cấu các nguồn lực: Điều chỉnh cơ cấu đầu tư tạo lập các nguồn lực và tái phân bổ sử dụng các nguồn lực.

Những nội dung thường phải giải quyết khi tái cấu trúc doanh nghiệp:

  • Tái cấu trúc doanh nghiệp cơ bản: Khảo sát, đánh giá mô hình cấu trúc hiện tại (hợp lý, bất hợp lý). Thiết lập mô hình cấu trúc công ty mới; Xác định trách nhiệm quyền hạn của từng phòng ban, mô tả công việc cho từng cá nhân; Xây dựng hệ thống quản lý tổng thể (nội quy, quy định, quy chế, thủ tục, biểu mẫu); Tập huấn triển khai; Vận hành và duy trì vận hành hệ thống quản lý mới,…
  • Tái cấu trúc doanh nghiệp chuyên sâu: Bao gồm công việc của tái cấu trúc doanh nghiệp cơ bản, cộng thêm: Tái thiết lập chính sách quản trị hành chính, nhân sự chuyên sâu; Tái thiết lập chính sách quản trị chiến lược tiếp thị, kinh doanh; Tái thiết lập chính sách quản trị cung ứng; Tái thiết lập quản trị sản xuất, kỹ thuật; Tái thiết lập chính sách quản trị kế toán, tài chính; Tái thiết lập các chính sách quản trị khác.

Các giai đoạn trong thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp do FAT thực hiện:

  • Giai đoạn 1: Xác định các giá trị cốt lõi và đúc kết lại văn hóa doanh nghiệp
  • Giai đoạn 2: Đánh giá lại tổng thể hoạt động của công ty
  • Giai đoạn 3: Tổ chức lại Phòng Nhân sự để đủ năng lực, thực hiện tốt nhiệm vụ của mình
  • Giai đoạn 4: Đề xuất chiến lược tái cấu trúc doanh nghiệp. Các bước đề xuất chiến lược như sau:
  • Bước 1: Đánh giá tổng quan về khả năng hiện tại của công ty.
  • Bước 2: Ước tính các cơ hội và thách thức trong giai đoạn mới.
  • Bước 3: Xây dựng một số phương án chiến lược và phân tích, lựa chọn. Tùy vào phương án được lựa chọn để phát triển chi tiết hơn bao gồm các yếu tố: Định vị; đánh giá về giá trị sản phẩm; mô hình kinh doanh.
  • Tái xây dựng tầm nhìn và sứ mệnh: Phù hợp với chiến lược mới được lựa chọn.
  • Cơ cấu tổ chức và quản trị mới: Cấu trúc tổ chức; lĩnh vực hoạt động chủ chốt.

Có thể thấy rằng, nhu cầu về tái cấu trúc doanh nghiệp là luôn hiện hữu với mỗi doanh nghiệp trong thời kỳ hiện nay. Nắm bắt được xu thế đó, FAT đã trang bị đầy đủ kiến thức, kinh nghiệm, nhân sự cũng như phương tiện để tư vấn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp có nhu cầu.

4. Tư vấn mua doanh nghiệp

Dịch vụ tư vấn mua doanh nghiệp do FAT cung cấp cho các doanh nghiệp bao gồm:.

  • Xây dựng chiến lược mua doanh nghiệp hiệu quả.
  • Xác định và ưu tiên những thương vụ mua lại tiềm năng.
  • Xác định giá trị doanh nghiệp phù hợp nhất.
  • Xây dựng và triển khai những giải pháp khả thi.
  • Đem lại giá trị khi khách hàng mua lại một doanh nghiệp.

FAT thực hiện dịch vụ dựa trên các mục tiêu cơ bản như sau:

  • Chiến lược mua doanh nghiệp: Giúp khách hàng xây dựng phương án chiến lược cho sự phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn vốn.
  • Xác định phương án: Giúp khách hàng xác định và ưu tiên những đối tượng doanh nghiệp có thể mua lại, quản lý các bên liên quan và liên hệ với bên bán.
  • Đánh giá: Giúp khách hàng đánh giá giá trị của doanh nghiệp được mua thông qua rà soát tổng thể hoạt động kinh doanh và những yếu tố tác động đến giá trị.
  • Triển khai thương vụ: Hỗ trợ khách hàng đàm phán và triển khai thương vụ, xác định các rủi ro và phương án xử lý, điều khoản bảo vệ trong hợp đồng mua bán (SPA), đánh giá tiềm năng của doanh nghiệp và sẵn sàng triển khai kế hoạch sau mua doanh nghiệp để giảm thiểu rủi ro và tạo ra giá trị.
  • Tạo ra giá trị: Giúp khách hàng xác định, tính toán và nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như lợi ích tổng thể, bao gồm cả việc xác định những mảng có khả năng sinh lời hoặc mang lại giá trị nhưng chưa được tiếp cận.

5. Tư vấn bán doanh nghiệp

Dịch vụ tư vấn bán doanh nghiệp do FAT cung cấp cho các doanh nghiệp bao gồm:.

  • Phân tích danh mục đầu tư của doanh nghiệp.
  • Đánh giá các chiến lược thoái vốn.
  • Chuẩn bị cho doanh nghiệp thoái vốn.
  • Triển khai một quy trình thoái vốn hiệu quả.
  • Giảm thiểu các rủi ro giao dịch.
  • Nâng cao hiệu quả hoạt động của phần doanh nghiệp còn giữ lại.

FAT thực hiện dịch vụ dựa trên các mục tiêu cơ bản như sau:

  • Xây dựng chiến lược cho danh mục đầu tư: Hỗ trợ khách hàng phân tích giá trị hiện tại và tiềm năng của danh mục đầu tư, phát triển các phương án thoái vốn, đánh giá bối cảnh kinh doanh bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp bên cạnh các phương án tiềm năng có thể hỗ trợ cho các phương án thoái vốn của khách hàng.
  • Phương án thoái vốn: Hỗ trợ khách hàng trong việc lựa chọn phương pháp định giá, xác định và sàng lọc đúng người mua, thay mặt khách hàng liên hệ với bên mua, điều chỉnh giá trị của doanh nghiệp sao cho phù hợp với kỳ vọng của bên mua và đảm bảo khách hàng có đủ các thông tin cần thiết.
  • Chuẩn bị thoái vốn: Đảm bảo cho các nhà đầu tư của khách hàng sẽ có đầy đủ thông tin cần thiết và giảm thiểu tối đa bị thất thoát giá trị trong giai đoạn chia, tách, bán doanh nghiệp. FAT sẽ thực hiện phân tích cơ cấu mua bán hợp lý nhất và phác thảo các bước cần thiết giúp nhà thầu nắm được những vấn đề về chi phí cũng như lợi nhuận tiềm năng.
  • Triển khai thương vụ: Hỗ trợ khách hàng lập chiến lược quản lý thương vụ bằng cách lập kế hoạch phân tách doanh nghiệp kỹ lưỡng, xác định thông tin theo yêu cầu của nhà đầu tư cũng như các quy định liên quan. Hỗ trợ đánh giá mức giá đề xuất và đảm bảo giá trị thương lượng mang lại ưu thế cho khách hàng.
  • Kết thúc thương vụ: FAT kiểm soát quá trình kết thúc thương vụ bằng cách chuẩn bị danh sách các hoạt động để tiến hành kết thúc thương vụ, xác định các yêu cầu về pháp lý, củng cố các kế hoạch phân tách doanh nghiệp và xác định những vấn đề mà bên mua cần hỗ trợ.

FAT giúp khách hàng kết thúc thương vụ một cách hiệu quả, đạt được kết quả thực tiễn bằng cách hỗ trợ chuẩn bị các tài liệu đóng thương vụ, giúp nhà đầu tư hoàn thành hợp đồng chuyển giao (TSAs) và thực hiện kế hoạch giảm thiểu chi phí còn lại trong hoạt động kinh doanh của phần còn lại của doanh nghiệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

error: Content is protected!